Múa bút đề thơ mừng xuân cùng tri kỷ
Nâng đàn dạo khúc vui tết với tri âm.
Huỳnh Hữu Đức
Đón xuân đất khách đừng quên cội nguồn Dân Việt
Vui tết xứ người hãy nhớ nòi giống Lạc Long.
Huỳnh Hữu Đức
Những câu đôi, ba chục chữ... cũng gọi là câu đối phú .
Trong những câu đối phú, nếu có nhiều đoạn, thì những chữ cuối của các đoạn trước là Bằng, thì chữ cuối đoạn sau cùng phải Trắc; trái lại những chữ cuối của tất cả các đoạn trước là Trắc, thì chữ cuối đoạn sau cùng phải Bằng.
- Những câu đối Phú có từ 3 đoạn trở lên được gọi là Câu Đối Hạc Tất (gối hạc)
Đến bữa, chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong
Qua kỳ, lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.
Nguyễn Công Trứ
Chữ nghĩa chẳng bao, cũng giở bút nghiên, đua đòi dăm câu đối tết
Đời người là mấy, thôi thì đàn địch, rỉ rả ít khúc ca xuân.
Huỳnh Hữu Đức
Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
Trần Tế Xương
Tuy Đối có nguyên tắc là khá khắc khe, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Có những câu đối rất hay, không theo luật, những câu đối chỉ có thể đối như thế, không thể đối khác, người ta gọi là tuyệt cú (câu đối không thể đổi khác được). Như câu:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như, thực bất tương như
Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ Vô Kỵ, thử diệc Vô Kỵ.
Câu đối trên có sự tích rất thú vị:
Vào thời Hậu Lê có một người học trò tên là Nguyễn Hoè, nổi tiếng tinh nghịch từ nhỏ. Lớn lên, khi Nguyễn Hoè đi thi thì gặp phải vị quan chủ khảo cùng tên, vị quan kia rất khó chịu, vì vậy khi ông vào thi, người xướng danh gọi chệch đi là "Huề". Nguyễn Hoè nhất định không vào, mãi tới khi người xướng danh phải gọi "Hoè" anh mới chịu vào. Quan chủ khảo bực mình, muốn trị tội bướng bỉnh của anh học trò, liền ra 1 vế thách đối:
- Quan chủ khảo
Vế ra:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như, thực bất tương như
(Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, tên tuy giống nhau, nhưng thật ra người không giống nhau).
Ý của quan là tuy Nguyễn Hoè trùng tên với quan nhưng không thể nào bằng quan được. Cái khó là Tương Như vừa là tên, vừa có nghĩa là giống nhau.
– Lạn Tương Như là tướng quốc nước Triệu đời Xuân Thu, nổi danh khi đi sứ nước lớn là Tần mà không làm mất mặt vua, sau đó còn vì nghĩa lớn nhường nhịn sự tỵ hiềm của Liêm Pha. Tư Mã Tương Như là một tài tử đất Thục đời Hán, nổi danh vì khảy bài Phượng Cầu Hoàng, mà cầu thân được với quả phụ Trác Văn Quân.
- Nguyễn Hoè:
Vế Đối:
Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô kỵ
(Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, ông không kỵ, thì tôi cũng không kỵ).
- Ngụy Vô Kỵ tức Tín Lăng Quân, công tử nước Ngụy, cũng nuôi tân khách, nổi danh khi cướp binh phù của Tấn Bỉ để đi cứu nước Triệu đang bị Tần vây. Trưởng Tôn Vô Kỵ là em vợ Đường Thái tôn Lý Thế Dân, một trong những công thần bậc nhất thời Sơ Đường từ lúc khai quốc cho đến lúc lập nền thịnh trị, ở đây Nguyễn Hòe dùng chữ Vô Kỵ còn có nghĩa khác là không sợ.
Đối đã cho các văn nhân thi sĩ một thú vui rất tao nhã, tuyệt vời, như viết câu đối Tết, góp vui trong những dịp lễ hội...hay thách đối với nhau, để rồi có những trường hợp phải ngẩn tò te như:
1/
Bấy Giờ ở kinh đô Thăng Long có bốn danh sĩ được gọi là "Trường An Tứ Hổ" gồm Vũ Diệm, Nguyễn Bá Lân, Nhữ Đình Hiền cùng Nguyễn Công Thái rủ nhau đến nhà bà Đoàn Thị Điểm để thử tài. Bà ra câu đối:
Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang