Lục Bát có xuất xứ từ Ca Dao. Vì thế, khi muốn tìm hiểu về thơ Lục Bát, các học giả đều dựa vào ca dao.
Do xuất xứ từ giới bình dân ít học, nên nhiều người nghĩ rằng thơ Lục Bát quá đơn giản, không khó khăn như Thơ Đường Luật, không cần thiết phải học hỏi hay chú trọng cho lắm. Có lẽ cũng đúng thôi, nhưng chính cái đơn giản trong thơ Lục Bát, mới khiến cho nhiều người nghĩ rằng không cần thiết phải tìm hiểu cặn kẽ về thể thơ này, từ đó không nắm hết những đặc tính của thơ Lục Bát, vì vậy đôi khi đưa ra những nhận xét, phê bình có phần lệch lạc về loại thơ này..
A - Lục Bát Chính Thể (Lục Bát Chính Thức)
Khi nghiên cứu thơ Lục Bát, các học giả và nhà nghiên cứu đều đồng ý với nhau về điểm đặc sắc trong cách gieo Vần ở thơ Lục Bát. Đây là nét độc đáo trong thơ Việt, đó là Vần gieo với nhau vừa Vần Lưng (Yêu Vận) lẫn Vần Chân (Cước Vận). Chính vì thế nhà nghiên cứu Lam Giang viết trên quyển "Khảo Luận Luật Thơ" phát hành năm 1967 đã gọi Thi Pháp trong thơ Lục Bát là Quốc Phong, nói rõ hơn là tiết điệu trong thơ Lục Bát chính là Quốc Phong, điều này không một loại thơ nào trên thế giới có được.
- Luật Bằng Trắc (Luật Thanh)
Về Luật Bằng Trắc (Luật Thanh), các nhà Nghiên cứu có cùng quan điểm về Luật Thanh căn bản của thơ Lục Bát là:
- Đa Dạng Trong Luật Thanh
Trong thơ Lục Bát, luật Thanh không cố định, Bằng có thể trở thành Trắc, hay Trắc có thể đổi thành Bằng:
- Gieo Vần Trắc
Theo Luật Vận căn bản, vần gieo phải là Bằng, tuy nhiên trong thơ Lục Bát, việc gieo Vần Trắc không phải hiếm. Khi viết về Lục Bát Chính Thể, Giáo sư Dương Quảng Hàm lại lấy thí dụ là bài ca dao gieo vần Trắc (trang 9 Việt Nam Văn Học Sử Yếu) :
Thêm các thí dụ về Vần Trắc:
- Uyển Chuyển Trong Luật Vận :
Trong thơ Lục Bát, các Vần gieo không hẳn ở chữ thứ 6 câu 8 mà có thể ở chữ thứ 4:
B - Lục Bát Biến Thể (Lục Bát Biến Thức)
- Theo Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, trong phần Thể Văn nơi trang 9, Ông có viết: "Thể Lục Bát Chính Thức ( câu 6 câu 8 nối tiếp nhau) hoặc Lục Bát Biến Thức (thỉnh thoảng có xen những câu dài hơn 6 hoặc 8 chữ)
Thí dụ :
Từ những biến thể của thơ Lục Bát, đã dẫn đến dạng thơ Song thất Lục Bát
hay Lục Bát Song Thất ...
C - Kết Luận
Một khi tìm hiểu sâu về thơ Lục Bát, chúng ta mới nhận thức được Thơ Lục Bát không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rắc rối hơn cà Đường Luật Thi của Trung Hoa, do sự đa dạng và phóng khoáng. Chính vì sự phóng khoáng này mà nhiều người không hiểu, nên cho rằng thơ Lục Bát gieo vần Trắc là sai luật.
Có nhiều người khi thấy một bài Lục Bát gieo Vần Trắc hay gieo Vần ở chữ thứ 4 của câu 8 chữ, đã vội cho là Lục Bát Biến Thể, đây là một kết luận hoàn toàn sai, vì hình dạng thơ không hề thay đổi, vẫn là những câu 6 và 8 thì không thể gọi là Lục Bát Biến Thể.
Một đặc điểm không hề lẫn lộn với thơ nào của thơ Lục Bát, chính là gieo vần giữa câu và gieo vần cuối câu. Một bài thơ nếu các câu không hẳn là những câu 6 và 8 nhưng vẫn giữ đúng nguyên tắc gieo vần cả Yêu Vận và Cước Vận thì đó chính là thơ Lục Bát vậy.
Huỳnh Hữu Đức
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN DƯƠNG PHƯỚC LỘC. - 2020-03-12 03:08:52
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH TRẦN HỮU QUANG. - 2020-03-09 02:10:01
- NHƯ MỘT LỜI AI ĐIẾU! -Như Không Đặng Công Tạo-. Ảnh: Vĩnh. - 2020-03-03 02:08:32
- THAM QUAN NHÀ ÚP NGƯỢC. -Ảnh: Lê Thị Trinh- - 2020-02-20 02:55:31
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN VÕ NGỌC THỬ. - 2020-02-14 12:36:00
- ĐI TÌM VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG.-Thiện Hải- - 2021-01-25 09:49:38
- Tiếp tục THAM QUAM CÔNG TY TNHH VĨNH HOÀN COLLAGEN. - 2021-01-20 12:17:17
- CÙNG NHAU ĐI HỘI CHỢ. - 2021-01-05 08:41:21
- CÙNG NHAU ĐI CHÙA. - 2020-12-22 11:15:10
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN TRẦN THỊ THÙ. - 2020-12-01 09:15:48
Cám ơn anh Hữu Đức đã nhắc nhở những điều rất cần thiết trong việc sáng tác thơ lục bát để từ đó củng cố thêm hiểu biết về thơ... có thể nói đây là tư liệu quý giá. Chúc anh vui khỏe và ủng hộ trang nhà.
Thơ lục bát thấy dễ làm, ai cũng có thể làm được, nhưng cũng đòi hỏi người làm thơ nắm một số vấn đề về... cộng vào người có tâm hồn... cám ơn tác giả đã có công viết lại kỹ càng... cho ta thêm kiến thức về thơ lục bát.