Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần:
Theo gia phả nhà họ Nguyễn trên Cù Lao Quới Thiện, tỉnh Vĩnh Long, Thoại Ngọc Hầu bị bệnh mà mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu 1829, tại trấn Châu Đốc, trong lúc đang tại chức, thọ 68 tuổi. Ông được truy tặng hàm Đô Đốc, Thoại Ngọc Hầu, truy tặng Võ Tráng Tướng Quân Trụ Quốc Đô Thống. Theo gia phả nhà thờ họ Nguyễn ở cù lao Quới Thiện, tỉnh Vĩnh Long cho biết Thoại Ngọc Hầu bị bệnh mà mất, nhưng không nói là bệnh gì. Tin báo về triều đình Huế, năm đó nhằm năm Minh Mạng thứ 10. Ông được Vua Minh Mạng truy tặng hàm Đô Đốc, Thoại Ngọc Hầu, truy tặng Võ Tráng Tướng Quân Trụ Quốc Đô Thống. Thưởng 1.000 quan tiền, gấm 5 cây, lụa 10 tấm và vải 30 tấm. Con trai ông là Nguyễn Văn Lâm được tập ấm hàm Kỵ Úy. Linh cữu của ông được quàn lại hằng tháng để cho các quan và nhân dân bái viếng. Theo lời các bô lão địa phương thì tang lễ của ông được cử hành rất trọng thể. Khi linh cữu được đưa đi từ dinh Bảo Hộ đến chân Núi Sam để chôn cất, ban tổ chức đã cho dừng lại ở nhiều chặng để thiết lễ cúng tế tiễn biệt. Hiện nay có hai ngôi miếu thờ Thoại Ngọc Hầu. Tại mỗi đền thờ Thoại Ngọc Hầu đều có bia văn với bài ký ghi rõ công tác Nam tiến của Nguyễn Văn Thoại. Một tại núi Sập(19) thuộc tỉnh Long Xuyên. Một tại triền Núi Sam(20) hãy còn lăng mộ và ngôi đền thờ ông, khói hương nghi ngút mỗi ngày. Khu lăng mộ tọa lạc trên một thềm đất cao với hàng chục bậc thang đi lên xây bằng đá ong. Đền thờ có lối kiến trúc đơn giản nhưng trông rất uy nghi. Trong đền có tạc một tấm bia ghi lòng mến mộ của dân chúng đương thời với công đức lớn lao của một bậc Công thần suốt đời hết lòng vì dân vì nước. Ngày nay, nhân dân vùng Long Xuyên, Châu Đốc, cũng như nhân dân vùng Kinh Vĩnh Tế đều xem ông như một vị Thần. Mỗi năm đều có Ban Tế Tự lo việc cúng tế, ngân quỹ do dân chúng đến thăm bái đóng góp.
Oan Án Cho Cố Thống Chế Thoại Ngọc Hầu:
Cùng chung số phận với những vị khai quốc công thần khác như Nguyễn Văn Thành, Lê Chất và Lê Văn Duyệt, sau khi qua đời Thoại Ngọc Hầu cũng bị triều đình nhà Nguyễn đối xử vô cùng bạc bẽo, nếu không muốn nói là tàn tệ. Ngay sau
Trong vụ oan án Thoại Ngọc Hầu, chẳng những người đương thời có thái độ bất mãn trước sự bất công của nhà vua đối với công thần, mà cho mãi đến sau này, đàn hậu bối mỗi khi nhắc tới vụ oan án này là họ luôn liên tưởng ngay đến những oan án của những khai quốc công thần khác như oan án Nguyễn văn Thành, oan án Lê Chất, và oan án Lê Văn Duyện, vân vân. Rồi họ tự nhận xét có phải đây chính là bản chất của cái triều đình mà người khai sáng ra nó, ngoài chuyện rước Xiêm La về dày xéo mả tổ, rồi lại định rước Mãn Thanh, nhưng bất thành, khi đã lên ngôi vua, ông đã thẳng tay giết chết hầu như toàn bộ con cháu nhà Tây Sơn và những quan lại trong triều Tây Sơn một cách vô cùng tàn bạo và hết sức dã man. Người viết tập sách Hào Kiệt Đất Phương Nam này cảm thấy có một điều vô cùng khó hiểu về thái độ của vua Minh Mạng sau khi đã biết hết ngọn ngành về oan án Thoại Ngọc Hầu, và chính nhà vua đã ra lệnh đày tên Võ Du ra vùng núi Cam Lộ, thuộc tỉnh Quảng Trị, nhưng nhà vua lại im hơi lặng tiếng trước vụ đoạt tập ấm và tịch biên toàn bộ tài sản trước kia. Nếu nói triều đình không đủ khả năng tài chánh để bồi hoàn là một điều hết sức vô lý. Phàm làm người ở đời, nhân đạo tối thiểu của một con người là khi biết mình sai trái liền sửa, đó mới đích thực là làm tròn đạo lý của một con người bình thường. Đàng này, Minh Mạng là một ông vua, đang làm đạo vua, nhưng với đạo lý của một con người bình thường ông ta còn chưa làm tròn, thật khó hiểu!
Mặc dầu bị triều đình đối xử tệ bạc, nhưng nhân dân vùng Long Xuyên, Châu Đốc, nhân dân vùng Kinh Vĩnh Tế, cũng như dân chúng cả nước đều luôn hằn in trong trí vết chân khai sơn phá thạch của một bậc tiền nhân, luôn kính ngưỡng và xem ông như một vị Thần. Lịch sử đất nước Việt Nam sẽ ngàn đời ghi nhớ công ơn của ông, một trong những người con ưu tú nhất của đất nước Việt Nam, đã đem hết đời mình ra để phục vụ, bảo vệ và phát triển cho vùng đất phương Nam được giàu đẹp như ngày hôm nay. Mỗi năm đến ngày giỗ của ông, nhân dân miền Tây đổ xô về Núi Sập để thăm viếng lăng mộ của ông để tỏ lòng nhớ ơn một bậc công thần suốt đời hết lòng vì dân vì nước.
Ghi Chú: