6) Quan Đô Đốc Đồng Tri Trần Đại Định, Con Người Trung Nghĩa Can Trường
Trần Đại Định là con trai trưởng của quan Tổng Binh Trần Thượng Xuyên. Để cùng nhau giữ vững các vùng đất từ Hà Tiên đến Biên Hòa, gia đình quan Tổng Binh trên Cù Lao Phố đã kết thông gia với gia đình Mạc Cửu ở Trấn Hà Tiên. Trần Đại Định đã kết duyên với thứ
nữ(1) của Nghị Vũ Cửu Lộc Hầu Mạc Cửu. Sau khi Trần Thượng Xuyên mất vào năm 1720, chúa Nguyễn cho phép con trai ông là Trần Đại Định tiếp tục thống lãnh quân binh của hai châu Lôi, Liêm và quân Long Môn. Lúc ấy Trần Đại Định kéo quân
binh về Tân Hiệp(2), tiếp tục khai khẩn vùng Cái Bè, Cai Lậy, Ba Dừa, Cổ Cò, cũng như mở rộng sang vùng đất Lâm Vồ(3). Mặc dầu lúc này cả vùng Mỹ Tho và Long Hồ
vẫn còn trực thuộc Chân Lạp, nhưng chỉ trên danh nghĩa, còn trên thực tế thì Chân Lạp không có bộ máy hành chánh ở các nơi này nên các nhóm người Việt và người Hoa ở đây tha hồ khai khẩn. Một chiến công hiển hách của Trần Đại Định còn lưu dấu đến hôm nay là lũy Hoa Phong(4). Năm Tân Hợi, 1731, có tên Sa Tốt(5), người Lào cư ngụ trên đất Chân Lạp, khởi binh tràn xuống Gia Định tàn sát người Việt Nam. Quan chỉ huy toàn bộ binh bị ở miền Nam thời bấy giờ là Trương Phước Vĩnh sai Cai Cơ Đạt Thành mang quân tiễu trừ, nhưng bị giặc giết chết tại chỗ. Thống Binh Trần Đại Định cho đắp lũy Hoa Phong, hiện còn lưu dấu tại vùng Cây Mai, Sài Gòn. Sau đó ông tiến quân tiễu trừ giặc, quân Sa Tốt thua to nên phải bỏ chạy vào khu rừng rậm gần vùng Tây Ninh hiện nay. Ít lâu sau đó chúng lại nổi lên đánh phá Nam Vang. Miên vương cầu cứu với Trần Đại Định. Trần Đại Định thống lãnh quân binh dẹp tan giặc và giao kinh thành Nam Vang lại cho Miên vương. Trước khi về nước, Thống Binh Trần Đại Định có phân tích tường tận về hai vùng đất xa xôi Méso và Longhor, tức là vùng Mỹ Tho và Long Hồ. Trần Đại Định có ý khuyên Miên vương nên dâng hai vùng đất ấy cho chúa Nguyễn vì nếu tiếp tục giữ hai phần đất ấy, Miên vương chỉ tốn công tốn sức vô ích chứ không được lợi gì. Nghe lời quan Thống Binh nên năm 1731, Miên vương Nặc Tha (Sotha II) dâng đất Long Hồ và Mỹ Tho cho Trần Đại Định(6), lập nên Dinh Long Hồ. Sử Cao Miên có ghi rõ ràng: “Sau khi giúp vua Sotha II dẹp tan bọn giặc Lào, theo yêu cầu của quan binh Việt Nam, Quốc Vương
‘Trần Đại Định trước tư thông với Chân Lạp, nay lại cố ý vi lệnh thượng tướng, xin xuống sắc lệnh chánh pháp, tức là xử tử, để răn đứa ngoan phu. Nhưng Thánh thượng nghĩ rằng nếu Đại Định có lòng phản bội thì như cá lớn đã ra biển, dễ gì bắt lại được mà giết, nay tự ý tỏ ra xin thẩm xét thì bề trong tình lý còn có thể tha được. Bèn xuống lệnh lưu giam Trần Đại Định ở Quảng Nam, một mặt Chúa cho người vào Gia Định phúc thẩm, chờ kết quả sẽ xét xử. Giám Binh Nguyễn Phúc Triêm cương quyết làm chứng Đại Định không hề tư thông với Chân Lạp và không chậm tiến quân bao giờ. Đại Định ở trong ngục lâu ngày, tức giận, thổ huyết, rồi phát bệnh, qua tới tháng 12 thì chết. Kịp đến khi án thẩm sát tâu về thì Đại Định đã chết rồi. Đại Định được hưởng ân điển, truy tặng hàm Đô Đốc Đồng Tri, thụy là Trương Mẫn. Còn Phước Vĩnh bị tội vu cáo giáng xuống làm Cai Đội. Cai Cơ Nguyễn Hữu Doãn thay Phước Vĩnh Điều khiển Gia Định Thành.”
( Còn tiếp)
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-11-19 01:01:35
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-11-12 01:40:07
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-11-05 02:04:32
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-10-29 02:18:54
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-10-22 01:38:49
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-12-10 08:34:01
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2019-12-03 03:04:33