SAY MÊ VIẾT TRUYỆN
Niềm hy vọng đang dâng cao, bổng tan thành mây khói, khi hai người đọc kết quả phiếu điểm gửi về từ trường của năm lớp 11, hầu hết các môn là đạt C, ở MỸ năm lớp 11 rất là quan trọng của học sinh phổ thông để chọn vào đại học . Nhận kết quả nầy ông bà cứ ngở như trời sập xuống, bao mơ ước tiêu tan, và ông bà còn bấn loạn tinh thần hơn khi nghe con trả lời :
- Ba má muốn con tiếp tục học thì đừng hỏi tại sao!
Mẹ của cháu buồn rầu cho rằng con mình học đến giai đoạn bảo hòa, đến giai đoạn không thiết tha về học nữa, phải đành chịu thôi; không khéo nó bỏ nhà đi luôn thì khổ. Còn ba Minh nghĩ, cô đến tuổi yêu đương chắc đang lo bồ bịt mà quên việc học, nên âm thầm theo dõi những bạn bè giao lưu của con; ông bỏ công sức tìm hiểu theo dõi không phát hiện gì lạ, Minh vẫn ngoan ngoản đi học đều đặn, không đi sớm về trể. Ông vào trường gặp causelor và thầy giáo hướng dẫn(homeroom teacher), các thầy cho biết sinh hoạt của cô bình thường, nhưng có điều lạ, cháu thường học không được tập trung và mệt mõi ở những môn học gần cuối ngày .
Một đêm nọ ông làm đến 3 giờ sáng mới về tới nhà, thấy cửa bên hong không khóa, ông đi thẳng qua phía sau nhà, đi ngang phòng của Minh, ông phải giật mình, qua cửa sổ ông thấy cô bé đang ngồi chăm chú viết một cách miệt mài . Ông đến sau lưng cô, Minh vẫn không hay biết, ông phát hiện ra cô đang viết truyện, hỏi kỹ thì cô đã viết truyện lâu rồi, vào lớp 11 cô tăng giờ viết, đêm nào cũng viết đến ba bốn giờ sáng . Để cha mẹ không phát hiện sau 12 giờ khuya cô che cửa phòng không thấy ánh sáng giống như tắt đèn đi ngủ .
Bây giờ ông mới khám phá, Minh học kém là do thức khuya viết truyện, nên khuyên con:
- Con viết cha không có rầy la, nhưng phải chờ cuối tuần.
- Không được cha ạ! Nếu con không viết con không ngủ được .
- Con đừng nói vậy với cha, cơ chế thức ngủ cha rành lắm . Khi con viết và suy nghĩ nó làm não hưng phấn và khiến con ngủ không được, con đừng thèm suy nghĩ gì hết sẽ ngủ được .
- Thưa cha con đã thử rồi, con làm không được . Những nhân vật trong truyện cứ réo gọi con không tài nào chợp mắt được, và như vậy ngày hôm sao con rất là mệt không muốn đi học .
Khi biết chuyện nầy ông không lo cho việc học nữa, chỉ lo sức khỏe của Minh, nhưng cô không thay đổi, học xong lớp 11 Minh đã viết xong một chuyện dài có 25 chương gần 600 trang giấy .
Ông thương con, đọc câu chuyện Minh viết có nhiều ý tưởng lạ, thấy con bỏ công sức như vậy mang câu chuyện gặp nhà xuất bản, lúc đó ông mới thối thần, buồn bả khi biết sự thật ở nước Mỹ về tác giả tác phẩm; những tác giả đã viết ra câu chuyện muốn in thành sách thường phải mướn một người viết chuyên nghiệp viết lại câu chuyện đó mới xuất bản được .Biết chuyện nầy ông chán nản về kể cho Minh nghe, cô bé để ngoài tai và bảo ông rằng : “ Cha đừng lo chuyện của con”, rồi cứ đêm nầy qua đêm nọ thức khuya viết .
Thấy con đam mê như vậy, ông đã hết cách, và cũng không thể trách con, vì nó quả giống hệt như ông, bà vợ khuyên ông nên dừng, mà ông có nghe theo đâu . Học đầu năm lớp 12 bạn bè của Minh được trường này trường kia chọn, còn cô thì vào colledge học, nhưng được an ủi là cô nhận được phần thưởng về văn chương do các nhà văn Hollywood tổ chức hằng năm đều chọn những học sinh giỏi về văn chương mà phát giải .
Ba mẹ Minh tham dự phát giải trong lòng không vui, không mang theo máy chụp hình hay camera, đến nơi ông bà phải giật mình vì họ tổ chức long trọng còn hơn lễ cưới của ông bà ngày xưa, có hiện diện rất nhiều nhà văn nổi tiếng.
Mẹ của Minh buồn thấu ruột khi nhge những người bạn như Mỹ Linh, Kim Oanh có con là bs, Tống Dũng & Yến Chi con là nha sỉ, còn con của bà, học thì không lo học, tối thức đến khuya toàn viết chuyện tào lao, không thấy lợi lộc gì; còn ông chồng chưa đến bốn giờ sáng đã thức , không viết văn thì cũng làm thơ, mẹ của Minh không bằng lòng với hai cha con bất thường. Bổng có một ngày bà vui quá cở, đón ông chồng từ ngoài cổng khi ông đi làm về :
- Anh ơi! Hảy vào nhà mà xem.
Ba của Minh ngạc nhiên thấy người vợ dường như đổi tánh, ông vội vã đi theo xem chuyện gì . Cửa mở ông thấy trong nhà chất nhiều sách cùng một loại, thì ra người vợ vui mừng vì sách đó là sách của Minh, một trong những câu chuyện của Minh được thắng giải, Minh không nhận tiền thưởng chỉ yêu cầu xuất bản và in thành sách cho cô .
Đây là quyển truyện đầu tiên của Minh được xuất bản, truyện có 30 chương chiếm gần 670 trang giấy, Minh đã nổ lực rèn luyện để mình viết cho chính câu chuyện của mình không cần mướn người viết chuyên nghiệp.
Mẹ của Minh mừng cho truyện của con được xuất bản, bà còn mừng hơn là nhiều trường đại học đã đã gửi mời Minh vào học ngành sáng tác, và bà rất ưng ý với trường UCI ( UNIVESERY OF CALIRORNIA IRVINE) Minh chọn .
Viết để xuất bản được một quyển truyện ở Mỹ không phải dể, Minh với lòng say mê đã vượt qua nhiều thử thách bước đầu thực hiện ước mơ của mình, lòng say mê và quyết tâm là con đường dẫn đến thành công của tuổi trẻ .
Nguyên Bá
câu chuyện thật là cảm động và có thật. minh P hãy cố lên chú rất mừng về sự thành công của cháu minh P. chú chúc gia đình của cháu minh P, minh Đ minh C cùng cha me của cháu dồi dào sức khỏe
Qua bài nầy tác giả giúp mọi người hiểu được chương trình giáo dục ở MỸ . Và cho ta hiểu được năng khiếu bẩm sinh của con người phải để phát triển tự nhiên ,không thể buộc sang hướng khác được.Cám ơn được đọc câu chuyện rất thú vị.
Tôi cũng suy nghĩ như Thanh Dũng, Nguyễn Hảng kể lại một cô gái Việt có tài có thể trong tương lai làm vẽ vang cho dân Việt, đồng thời tác giả nói lên chương trình giáo dục nước Mỹ . Tôi là giáo viên muốn biết nhiều về chương trình giáo dục của Hoa Kỳ, có một yêu cầu xin Nguyên Bá, hoặc một tác giả nào biết nhiều về giáo dục của nước Mỹ hãy viết một bài cho chúng tôi mở rộng tầm nhìn . Xin cám ơn
Tôi xin chia sẻ với tác giả, đúng là mỗi con người chúng ta đều có bản năng riêng, nghề nào cũng cao quý cả.
Đồng ý với Chị Trinh, mỗi người chúng ta khi sinh ra có lý tưởng riêng. Tác giả đã cho chúng ta thấy nhân vật trong chuyện sống theo lý tưởng của mình và cuối cùng đạt được kết quả tốt. Đã trở thành người có tài cho xã hội.
@ Vũ Thành, em theo dõi từng câu chuyện của anh trên trang nhà, cám ơn gửi lời hỏi thăm .
Em nhớ để ý chuyện học của hai cháu .
@ Thanh Dũng và thầy giáo Thành, tôi đặt chân lên nước Mỹ sau 3 tuần thì đi học, rồi cho con đi học nên chương trình học đường của MỸ cũng biết một ít Tôi cũng muốn viết một bài về chương trình học đường ở Hoa Kỳ để chia sẻ cùng các bạn VN; nhưng có cái ngại:
- Một là bài viết với dạng nầy rất khô khan, sợ đọc giả chán ngán .
- Lý do thứ hai sợ hiểu lầm, bà con cho rằng tôi nói tốt cho xứ người, trong khi đó mình là người VN .
@ Chị Trinh kính mến, cám ơn chị chia sẻ những suy nghĩ của chị . Chị biết không ở bên Mỹ có những nghề nghiệp cứ vài ba năm thì thất nghiệp . Em có ông anh qua Mỹ rất sớm lại rất giỏi vậy mà bị thất nghiệp hoài, từ khi đưa ảnh vào bệnh viện thì ổn định đến giờ . Thành ra có con, rồi thương con không muốn con đi những nghề mà luôn lo âu, nên đôi khi có sự áp đặt không đúng .
@ Chị Cát Tường kính mến, đúng như chị nói , mỗi người có năng khiếu riêng, cô bé nầy có năng khiếu về viết truyện từ nhỏ . Hình ở phần đầu và sách chính là cô ta, trẻ như vậy mà đã viết năm câu truyện dài, cuốn sách truyện em chụp đưa lên là một trong năm câu chuyện .
Cô ta mê viết đến nổi không để ý đến nhan sắc, sức khỏe, cả chuyện tiền bạc , người ta gửi email mua sách cô cũng để cho ba cô lo hết, cũng chẳng để ý đến chuyện trai gái, hể chàng nào đề cặp đến chuyện tình thì cổ không giao tiếp nữa . Em dùng mưu kế mới gạt chụp tấm đó, bài nầy em viết cô ta cũng không biết .
@Bạn Nguyên Bá, theo cá nhân tôi, viết về "nền giáo dục nuớc Mỹ" không phải là đề tài khô khan, khiến đọc giả chán ngán, mà lại là thông tin hữu ích cho những ai muốn cho con cháu đi du học. Nhiều truờng học nuớc ngòai sang VN mở diễn đàn để giới thiệu truờng mình, dĩ nhiên họ nói tốt-nên có nhiều truờng hợp du học sinh bị lừa thê thảm. Rất hoan nghênh nếu bạn có ý định chia sẻ. Nguyenthilieu
Cám ơn chị Liễu , em sẽ nghe chị viết thử , nếu có thiếu sót chị bổ xung cho em .