Say mê viết truyện
Minh sinh ra trong gia đình, cậu dì phần lớn làm việc trong bệnh viện, mẹ là cán sự điều dưỡng, cha là bác sĩ, sinh cháu ra cha mẹ bé đã có ý hướng giáo dục dạy dỗ theo nghề nghiệp mình.
Khi sinh nhật một tuổi, cha của bé cố ý ăn gian, những đồ chơi những hiện vật để bé chọn trong ngày thôi nôi tượng trưng cho ngành nghề sau nầy, ông đặt nhiều thứ có biểu hiện cho ngành y như : ống nghe, ống tiêm, máy đo huyết áp… ở gần bé, còn những đồ chơi như gương lượt những thứ tượng trưng cho ăn diện, Hoặc những ngành nghề khác thì để xa. Trời xuôi đất khiến bé chẳng thèm ngó ngàng những thứ mà ba mẹ bé mong muốn, bé bò đến chợp cây viết rồi cứ quệt quẹt xuống thảm . Cả nhà thấy vậy cười ồ lên, vì ai nấy cũng biết ý đồ ba của bé, người cậu còn trêu chọc.
- Em ơi ! Chắc cháu sau nầy thành nhà văn chớ không phải thầy thuốc!
Người dì lại đùa :
- Theo chị nghĩ chắc là nhà giáo .
Rõ ràng bé cầm cây viết vậy mà mẹ bé cũng cố nói:
- Bắt cây viết là để học, có có học giỏi mới đậu được y khoa.
Một điều rất là lạ ở cô bé nầy, mới học lớp ba, sau khi làm xong bài tập cho về nhà bé cứ đem giấy ra viết, viết xong cất vào học tủ, ngày nầy qua ngày kia, ba của bé lấy làm lạ lấy xem thử thì ra cô đang viết một câu chuyện, ba bé cứ theo dõi và theo dõi. Đến một ngày nọ bé khoe đã viết xong câu chuyện, ba bé coi lại không ngờ dài đến 50 trang giấy, với suy nghĩ của một cô bé với những từ ngữ của một học sinh lớp 3 viết thành một câu chuyện, là một điều ba cháu không tưởng nổi nên bỏ vào phong bì lớn giữ nguyên làm kỹ niệm đến ngày nay.
Mẹ của bé biết khi biết được chuyện nầy nổi giận, sẳn có dịp trách hờn ông chồng:
- Anh là bác sĩ cái gì, về nhà cứ làm thơ viết văn, tối thì kể chuyện khiến con mình nó thấy mà bắt chước, mới học lớp ba đã viết truyện rồi, chắc nó là nhà văn chớ không là bs.
Anh cũng biết người vợ không vừa ý về thời gian anh dành cho thú tiêu khiển viết văn làm thơ của mình; anh cũng đành chịu vì đó là niềm vui xa quê hương không có người thân, không có bạn bè, chỉ có những trang giấy anh mới gửi hết nổi niềm tâm sự của lòng. Nay ảnh hưởng đến con, anh phải hạn chế, và dành nhiều thời giờ để dạy cho con; anh ra sức dạy toán, dạy những môn khoa học, thỉnh thoảng anh cũng kể chuyện, những mẩu chuyện liên quan đến ngành y .
Với sự học nổi bậc của bé, đầu lớp năm được sự giới thiệu của thầy cô trường, học đường của Los Angeles (LOS ANGELES UNIFIED SCHOOL DISTRICT ) đã cữ người xuống kiểm tra trí tuệ tài năng của Mình, kết quả đã làm cho thầy cô kinh ngạt khi minh đạt > 99,9, điểm tối đa 100.
Ở Los Angeles(LA) có hệ thống magned dạy ở một tình độ cao, hệ thống nầy chỉ có một số trường, do cha mẹ của học sinh làm đơn xin học, do lớp thì ít số người nộp đơn nhiều, thường phải chờ rất lâu có thể vài là mới vào được chương trình đó. Trên cả chương trình đó là chương dành cho những em tài năng gọi HGM (hightly gifted magned), chương trình nầy thật là hiếm toàn vùng rộng lớn LA mỗi cấp lớp chỉ có một hoặc 2 trường phải qua cuộc thi tài năng phải đạt với số điểm cao như thế nào mới vào học được. Trường nầy được hộ trợ rất cao từ chính quyền, những hảng lớn cũng bỏ tiền vào cho việc đào tạo nhân tài cho nước Mỹ. Trường có một đội ngủ thầy cô tuyển chọn đặc biệt; một chương trình học đặc biệt, học sinh theo học, dù ở xa đến đâu cũng được xe bus đưa rước, kinh tế Mỹ có những lúc khánh kiệt ảnh hưởng đến giáo dục, nhưng chương trình nầy không bị ảnh hưởng nhiều.
Sau có kết quả Minh được chuyển thẳng vào chương trình HGM, những năm học ở đó em là học sinh giỏi, đặc biệt môn toán những môn khoa học. Ngày làm lễ chuyển trường em được thầy cô và thầy hiệu trưởng khen ngợi hết lời, em được đại diện học sinh đọc bài diễn văn, trong đó em hứa hẹn tiếp học để trở thành bs nhi khoa giỏi.
.jpg)
Ba má của Minh lấy làm thỏa nguyện và vui mừng khi thấy những mơ ước của ông bà được con dần dần thực hiện; ông bà vững niềm tin hơn nữa khi Minh được chuyển vào trường NORTH HOLLYWOOD HIGHTLY GIFTED MAGNET để học. Đây là một trường khi học sinh theo học, có nhiều triển vọng vào Harvard, Standford or yale hoặc những trường nổi tiếng khác của nước MỸ. Học sinh học theo chương trình ấy có thể lấy tất cả các lớp bằng lớp AP* (Advance Placement), lớp nầy dạy trình độ cao, học sinh thi đậu lớp nầy không cần phải lấy lại ở đại học do vậy nhiều học sinh giỏi ở Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học tuổi còn rất trẻ; điểm của nó cũng tính cách đặc biêt, điểm A nó được tính 4+, còn điểm B nó tính 4, điểm C tính là 3 ( Lớp thông thường được tính A= 4, B= 3 , C= 2 ).
(Còn tiếp)