@ Quan hệ xấu dần, kéo dài đến năm 1613 Nguyễn Hoàng chết, và năm 1627–Đinh Mão - Trịnh Tráng mới đem quân vào tấn công Luỹ Thầy bên hữu ngạn sông Nhật Lệ – Quảng Bình(bờ phía Nam), cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn bắt đầu bùng nổ và kéo dài đến trận đánh cuối cùng là tháng chạp âl năm Nhâm Tý –(1672) do Trịnh Tạc mang đại quân vượt sông Gianh vào đánh Bố Chánh (từ phía bờ Nam Sông Gianh đến bờ Bắc sông Nhật Lệ, vì bờ Bắc sông Gianh là Ba Đồn thuộc về họ Trịnh) . Phương Nam có nhiều tướng tài nên Trịnh Tạc bị Nguyễn phúc Tần đánh cho đại bại .
( Trích nhật ký hành trình Xuyên Việt 2002 )
Đặng công Tạo
Không ảnh Thành Cổ Quảng Trị
- MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CA KHÚC PHỔ THÔNG VIỆT NAM . nhạc sĩ Lương Tín Đức - 2013-05-01 10:10:11
- Viết cho một người vừa mới ra đi: . mai pham-duong Đạo Tràng Nam Ca Li - 2013-04-25 10:29:48
- NHÀ CHÍ SĨ PHAN CHU TRINH THOÁT CHẾT NHƯ THẾ NÀO . Như Không - 2013-04-21 10:01:02
- Người đàn bà khôn . ĐỨC MINH - 2013-04-18 09:51:19
- Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic . Huỳnh Trung Du sưu tầm và thân tặng - 2013-04-15 10:45:13
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-02-16 10:27:21
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-02-04 11:46:21
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-28 10:40:20
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-21 08:45:02
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-10 10:00:16
Anh Tạo, - Theo Sử cũ, Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) được vua Lê Anh Tông và Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa, đặt bản doanh ở Dinh Cát (thuộc xã Ái Tử). - Cổ thành Quảng Trị không phải là bản doanh của các chúa Nguyễn, mà được Nguyễn Vương (hay Nguyễn Anh, tức vua Gia Long) xây dựng. Thành ban đầu được xây bằng đất, sau đó vua Minh Mạng xây dựng lại kiên cố bằng gạch. Thành cổ Quảng Trị được các vua nhà Nguyễn đặt làm trung tâm hành chánh từ 1809 đến 1945. - Thời kháng chiến chống Pháp, thành cổ Quảng Trị có tên là "Đinh công Tráng", và tên này kéo dài tới tận 1975. - Cổ thành Đinh Công Tráng đã bị tàn phá do cuộc chiến tranh 81 ngày đêm năm 1972. Hiện chỉ còn sót lại một phần ở phía Đông. Cổ thành hiện tại chỉ là một phần của cổ thành cũ được phục dựng lại (giống như "Di tích cứa Hữu thành Long Hồ" vậy!)
PHỦ CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÂU? Vào đến đất Thuận Hóa, đầu tiên chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) đặt bản doanh ở Dinh Cát (nay thuộc xã Ái Tử, huyện Triệu Phong-Quảng Trị). Sau đó, chúa Tiên đặt Dinh Phủ ở làng Kim Long (nay thuộc huyện Hương Trà-tỉnh Thừa Thiên). Năm Đinh Mão (1687), chúa Nghĩa (Nguyễn Phúc Thái-tức Nguyễn Phúc Trăn) dời dinh vào làng Phú Xuân (nơi đây sau này đã trở thành kinh đô của triều đại nhà Nguyễn. Chỗ Phủ cũ ở làng Kim Long trở thành Thái Tông miếu, thờ chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (cha của chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái).
Chân Trần xin được góp mặt với vài ảnh hôm nay của khu Thành Cổ Quảng Trị .
Con đường phía trước thành cổ Quảng Trị
Cổng sau
Nhìn từ đền thờ chính
Phía trước thành