Ảnh chụp từ vệ tinh ( nguồn internet )
( Đã đăng trên Kiến Thức Ngày Nay số 750 ngày 10-6-2011
và bán nguyệt san XƯA&NAY số 375 tháng 3-2011) .
* * *
Tài liệu tham khảo :
- Đồng bằng sông Cửu Long- Nét sinh hoạt xưa- Sơn
- Lịch sử khẩn hoang Miền Nam- Sơn
- Đất nước Việt
- Vân đài loại ngữ-Lê quý Đôn. NXB Văn Hoá 1962.
- Thiên nhiên Việt
- Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ đồng bằng sông Cửu Long. NXB Long Xuyên 1984
- Xưa & Nay số 331 và 375.
- KTNN số 695 .
- Gia Định thành thông chí. NXB Giáo Dục 1999
- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. NXB Thuận Hoá TTVH Đông Tây.
- Việt sử thông giám cương mục khảo lược-Nguyễn Thông . NXB VHTT Hà Nội 2009
- Ức Trai Tập ( quyển Hạ )
- Đi dọc dòng sông Phật Giáo . Trần Đức Tuấn . NXB Văn Nghệ 2009 . { Trang 300-301}
* * *
Gần đây, có vài nhà nghiên cứu nêu giả thuyết về nguồn gốc tên gọi Cửu Long đồng thời củng cố quan điểm 9 rồng do 9 cửa biển chảy ra biển Đông của Tiền Giang và Hậu Giang, hai dòng sông mang tất cả yếu tính tồn vong cho cư dân đồng bằng Nam Bộ hàng trăm năm qua.
Bản đồ phổ biến hiện nay do Cục bản đồ phát hành, ghi tên 9 cửa biển, gồm: Cửa Tiểu, cửa Đại, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Tranh Đề.
Sách “Gia Định Thành thông chí” hoàn thành năm 1820, cụ Trịnh hoài Đức kê cứu chỉ có 8 cửa biển theo thứ tự từ bắc xuống nam gồm : Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Ngao Châu, Băng Côn, Cổ Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh. Trước đó, năm 1806 thượng thư bộ binh Lê quang Định dâng lên vua Gia Long “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí’’, trong quyển 7 ghi chép về dinh Trấn Định với ba đồn cửa biển là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai. Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn có năm đồn cửa biển là Bãi Ngao, Băng Côn, Cổ Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh, trong đó cửa Bải Ngao thuộc sông Hàm Long. Không có ba chữ “sông Cửu Long”, cũng dễ hiểu, đây là quyển dư địa chí của nước Việt, mà lúc đó không có con sông nào mang tên Cửu Long chảy trên vùng đất Nam Bộ của nước Việt, chúng tôi sẽ chứng minh sau.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường trên trang web của mình cũng xác nhận chỉ có 8 cửa.Vậy thì từ khi nào lại có thêm một cửa nữa hay nói cho đúng là 3 cửa Cung Hầu, Tranh Đề, Định An, bỏ cửa Mỷ Thanh, để làm cho tròn con số 9 ? ( Vì nếu để lại tên cửa Mỹ Thanh theo GĐTTC và HVNTDĐC hóa ra tới 10 cửa !).
1/- Theo quan điểm của nhà văn Sơn
“ Con số 9 mang ý nghĩa tượng trưng về phong thủy, các cửa sông có thể đếm là 7 là 8. Bản đồ hàng hải quốc tế do người Tây phương rồi người Pháp điều chỉnh hồi cuối thế kỷ 19 lần hồi nhứt trí với nhau : Để đáp ứng yêu cầu”9 con rồng’’ đặt thêm 2 cửa Cung Hầu và Tranh Đề. Hai cửa nầy dân gian không buồn nhắc tới, chẳng hiểu bỏ dấu ra sao, chẳng qua là Cồn Ngao, Trấn Di đọc lơ lớ, tùy tiện theo người Pháp’’. Tác phẩm nầy Sơn
Bản đồ có ghi tên 9 cửa vẽ thời Pháp thuộc còn ghi tên Phủ Gia Định, chúng tôi đã thấy in trong trong quyển biên khảo “ Lịch sử khẩn hoang Miền Nam“ của Sơn Nam trang 98 NXB Trẻ phát hành tháng 11-2005.
Về tên gọi các cửa biển diên cách qua hơn 200 năm, chúng tôi không phân tích, không bàn sâu vì rất công phu không thể tóm lược vài hàng. Trong bài viết sơ lược nầy chúng tôi chỉ khái quát để thấy rằng từ xưa tới nay, dù có lở có bồi, không bao giờ có thể đếm được 9 cửa từ hai sông lớn Tiền Giang, Hậu Giang đổ ra biển Đông, kể cả nỗ lực chia cửa Cổ Chiên và cửa Ba Thắc có cù lao bên trong như sau: Một cửa chính Cổ Chiên ngày xưa chia thành 2 cửa Cổ Chiên và Cung Hầu ngày nay bởi Cồn Nghêu phía trong mà GĐTTC gọi là Ngao Chử tục danh là Cồn Ngao. Một cửa chính Ba Thắc ngày xưa chia thành 3 cửa Trần Đề, Ba Thắc, Định An ngày nay bởi cù lao Dung phía trong mà GĐTTC gọi là bãi Hổ Châu tục danh Cù lao Dung ( quyển II : Sơn xuyên chí –Trấn Vĩnh Thanh ). Người ta không tính cửa Mỹ Thanh như tư liệu triều Nguyễn, cũng hợp lý, bởi vì cửa Mỹ Thanh tuy khá rộng, nhưng không phải là dòng chảy chính của Sông Hậu đổ ra biển Đông, mà là hợp lưu cuối nguồn giáp biển của vô số nhánh nhỏ luồn lách ngoằn ngoèo trên tỉnh Sóc Trăng , mặc dù cũng là những chi lưu của con sông Hậu.
Chia cửa Cổ Chiên thành Cổ Chiên và Cung Hầu còn tạm chấp nhận được, nhưng chia cửa Ba Thắc thành vừa Trần Đề, vừa Định An mà lại còn Ba Thắc như các bản đồ đang lưu hành hiện nay thì không hợp lý chút nào! Rỏ ràng người ta cố giữ lại tên cửa Ba Thắc một cách gượng ép sau khi nhận thấy không thể tính cửa Mỹ Thanh, để đáp ứng yêu cầu con số 9 mà thôi. Như vậy tên gọi “SÔNG CỬU LONG’’ để chỉ sông Tiền sông Hậu chắc chắn chưa có trước năm 1820 là năm cụ Trịnh hoài Đức viết “Gia Định thành thông chí”, cũng không thể do “những cư dân người Việt đầu tiên đặt ra” theo giả thuyết của một nhà nghiên cứu, bởi từ những năm 1600 đã có di dân người Việt cư trú ở vùng đất nầy rồi. Chỉ có thể mới có từ sau khi Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Nam Kỳ, nhưng cũng không dễ gì chứng minh được một cách thuyết phục rằng ai đặt ra? Từ khi nào? . Về các nhà nghiên cứu, nhà khoa học xưa nay, để gọi vùng đất nầy, chúng tôi nhận thấy có các cách gọi như sau : Đồng bằng sông Cửu Long, châu thổ sông Cửu Long, Miền Tây Nam bộ, Miền Tây, và được mặc nhiên chấp nhận đồng nghĩa như nhau, ( xem các tham luận trong “Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ đồng bằng sông Cửu Long” – Long Xuyên 1984 ) tuy nhiên các tác phẩm ấy viết hai chữ Cửu Long như một định đề có sẵn, hoàn toàn không mang một khái niệm nào về việc 9 cửa 9 rồng.
2/- Về giả thuyết tên Cửu Long “là do người di dân Việt đặt ra cho 2 con sông Tiền sông Hậu”. Tham khảo các tư liệu triều Nguyễn, chúng tôi nhận thấy không có con sông Cửu Long nào trên đất Việt thậm chí trên đất Cao Miên.Tất cả đều chỉ rõ tên sông Cửu Long ở Tây Bắc nước Lào, đến Hạ Lào không còn ai gọi là sông Cửu Long nữa, mà theo thứ tự: Lan Thương, Mê Kông, sông Khung, Tông Lê Sáp, Tông Lê Bacsac, Tiền Giang và Hậu Giang .
3/- Như vậy tên Cửu Long có từ lúc nào?
@/- Theo sách “Vân đài loại ngữ”của Lê quý Đôn, tập 1 quyển III, đề mục “Khu vũ ngữ” điều 53, có đọan văn sau đây : “...ta từng xem Minh Sử, thấy chép: phía đông huyện Thái Hòa thuộc phủ Đại Lý có sôngTây Nhị Hà. Sông nầy phát nguyên từ núi La Cốc huyện Lãng Khung, nước chảy vào đấy. Lại ở phía đông hợp với 18 con sông con ở núi Diễm Thương rồi rót vào đấy. Phía tây có sông Dạng Bị từ châu Quy Xuyên chảy vào hợp với Tây Nhị Hà, lại ở phía tây nam chảy vào sông Lan Thương. Sông Lan Thương ở về phía nam phủ Cảnh Đông phát nguyên từ đất Kim Xỉ (Vân Nam) chảy qua phía tây nam phủ ấy hơn 200 dậm lại rót vào phía nam trên đất Xa Lý, là sông Cửu Long, hạ lưu chảy vào đất Giao Chỉ gọi là sông Phú Lương rồi chảy ra biển ...” Sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào duy Anh NXB VHTT 2005 trang 121 chép rằng sông Phú Lương do người TQ gọi sông Hồng của nước ta, còn phủ Xa Lý trang 35 cho biết là một tộc người thiểu số ở Vân Nam gần với người Lão Qua. Hai tư liệu trên đã xác định tên gọi sông Cửu Long là do người TQ xưa kia đặt ra cho một đoạn phía thượng nguồn sông Mê Kông trên đất Vân Nam hoặc miền tây bắc nước Lào và đã có từ trước đời Thanh Khang Hi năm 18 đến năm Càn Long thứ tư, là thời gian ra đời sách Minh Sử nói trên .
4/- Về nguồn gốc chữ Cửu Long : Năm Tự Đức thứ 29 (1876) cụ Nguyễn Thông được vua Tự Đức sung bổ tham gia phúc kiểm bộ sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương mục”. Trách nhiệm của cụ kiểm duyệt từ kỷ Hùng Vương đến cuối đời nhà Trần. Để toát yếu những phần thuộc trách nhiệm của mình, cụ làm thêm quyển “Việt Sử Thông Giám Cương Mục khảo lược”, quyển nầy được các nhà sử học Việt
Người Mọi chia ra từng bộ mà ở, bộ nào cũng có đầu mục, không thống quản được nhau, theo các nước bên cạnh đem thổ sản mà cung cống. Phía đông Nam Chưởng một dãy đất rẽ về phía nam, phía đông là nước ta, phía tây là Chân Lạp, sông Cửu Long chảy xuyên vào giữa, phía bắc đến Vân Nam, phía nam đến đất Chiêm Lạp(là chỗ ngày xưa Chiêm Thành Chân Lạp phân giới) ở quanh bờ tả bờ hữu sông Cửu Long, gọi là nước Lão Qua( cũng gọi là Nam Chưởng) là Lạc Hoàn, là Vạn Tượng, là Ai Lao vì tổ tiên họ ở núi Lao Sơn, cho nên đều gọi là Lào...” Qua đoạn trích trên chúng ta đã có thể hình dung miền đất có con sông Cửu Long chảy qua trước khi nó tiếp tục xuôi về
Mục nói về nước Ai Lao : “ Nước Ai Lao tiên tổ là người đàn bà, tên là Xa Nhất ở núi Lào, thường bắt cá dưới sông, có cây gỗ chìm chạm vào mình, động tình rồi có chửa được 10 tháng sinh đứa con trai . Sau cây gỗ chìm ấy hóa con rồng, nổi lên mặt nước. Đứa con trai ấy trèo lên lưng rồng mà ngồi, rồng liếm lưng đứa con trai ấy, người mẹ nói tiếng chim, lưng gọi là cửu, ngồi gọi là long, vì thế gọi dòng giống ấy là Mọi Cửu Long. Người nào cũng vẽ lốt rồng vào mình( sông Lan Thương chảy theo hướng nam qua đất ấy nên gọi là sông Cửu Long,( chúng tôi viết đậm-ĐcT) chảy vào sau núi nước ta gọi là sông Khung, chảy về phía nam qua nước Cao Miên gọi là sông Lớn, đến đô thành Vụng Luông nước Cao Miên chảy quặt về phía đông vào Nam Kỳ là 2 sông Tiền Giang và Hậu Giang rồi đều chảy vào biển ) Năm cuối đời Hán Quang Vũ nước nầy nội thuộc nhà Hán, đặt làm quận Vĩnh Xương, qua núi Bác Nam, Ai Lao, người nước Thục phải sang làm việc, sầu oán đã làm bài ca...”
Sau đoạn thuật nguồn gốc nước Ai Lao, cụ Nguyễn Thông cho chép mấy bài ca , có bài 39 câu của Viên Giác nhà Nguyên làm thơ về Ai Lao rằng :
Thương sơn điệp thúy vân vô thê
Nhĩ hà tây khuynh khứ vô để
Tinh nhật đảo xạ hồng lưu ly
Tương truyền trầm mộc nhi, bối tọa hội ngao hy
Trúc thành uyển diên tự long vĩ...
Dịch nghĩa : Núi thương xanh ngắt mây không thang
Sông Nhị chảy ngược nước không đáy
Mặt trời soi đỏ bóng pha lê
Tục truyền: con cây gỗ chìm, ngồi lưng rồng biết vui đùa
Đấp thành ngoằn ngoèo như đuôi rồng...
Chúng tôi chỉ lược trích 5 câu đầu liên quan đến truyền thuyết “Mọi”(!) Cửu Long được coi là thủy tổ một tộc người Ai Lao cổ (bản dịch: Ban biên dịch Viện sử học. Người dịch: Đỗ mộng Khương. Hiệu đính: Lê duy Chưởng ) .
Tuy đã biện giải được đến đây, nhưng chúng tôi lại bế tắc ở cách giải thích “lưng gọi là cửu ngồi gọi là long” không biết các cụ ngày xưa dịch rồi phiên âm ra từ ngôn ngữ nào? Bế tắc nầy rất mong được các bậc thức giả khơi thông .
{Tôi đọc trên internet thấy nói nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã tìm được chữ Cửu Long là phiên âm từ một thổ âm gốc Mã Lai , đọc là Ku Long , nhưng tôi chưa tìm được trong cả ngàn trang viết của ông ! }
Đến đây, có thể xác định được tên gọi Cửu Long là do người Trung Quốc phiên âm từ ngôn ngữ một bộ tộc người thiểu số trên đất Lào (chúng tôi xin nhấn mạnh là phiên âm chớ không phải đặt tên có ý có nghĩa) từ xa xưa lắm rồi. Tính đến nay, tuy rất cố gắng truy tầm, nhưng chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào sớm hơn ỨC TRAI TẬP, là sách đầu tiên của người Việt đề cập đến hai chữ Cửu Long, kế tiếp là VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của Lê quý Đôn, rồi đến GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ của Trịnh hoài Đức.
Tại sao người mình gọi suốt dòng sông nầy từ Vân
“ Quyển II-Sơn xuyên chí – Trấn Định Tường: Sông Mỹ Tho, ở trước trấn, làm sông cái của trấn, phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, chảy nhanh cuồn cuộn từ bắc mà sang tây, trải qua các nước Lào, tới sông Nam Vang nước Cao Mên, chia làm hai sông Tiền Giang và Hậu Giang mà chảy xuống phía đông, sông Tiền Giang đi qua trấn Vĩnh Thanh, chuyển qua phía nam mà qua trước trấn Định Tường, đổ ra cửa biển Ba Lai Đại Tiểu không biết dài mấy nghìn muôn dậm, nguồn vực không dứt. Sâu rộng mát ngọt, cá giải không ăn cho xiết. Tuy thượng lưu thường có nước lớn, nhưng hai sông Tiền Hậu, thì hai bên đã tiêu tiết xuống các cửa biển, thế nước bớt dần, thế cho nên từ nước Cao Mên trở lên, thì có nạn nước lụt, mà từ trấn Vĩnh Thanh trở xuống thì khi lụt nước cũng như nước triều lên to mà thôi, trọn năm không có sự lo đầy rẫy tràn ngập”.
{ Cụ Trịnh chưa bao giờ gọi hai sông Tiền Hậu là sông Cửu Long }
Như vậy có thể thấy rằng tuy cụ Trịnh chỉ viết chưa đủ chớ không viết sai, nhưng người xưa dễ hiểu nhầm rằng trọn con sông nầy chỉ có một tên là “sông Cửu Long “ phát nguyên từ Vân
5/- Qua 4 ý nêu trên, tạm tổng kết ý kiến của chúng tôi như sau : Dù giả định từ nguyên nhân nào, thì hơn trăm năm qua, người Miền Nam nói riêng, người Việt Nam nói chung đã quá quen thuộc và thân thương với địa danh “Đồng bằng sông Cửu Long“ , “Dòng sông Cửu Long“. Bài ca “Tiểu đoàn 307“ đã thấm vào máu thịt nhiều thế hệ con người Nam Bộ “Ai đã từng đi qua Cửu Long Giang, Cửu Long Giang sông trào nước xoáy…”, nhạc sĩ Phạm Duy viết trường ca “Hội trùng dương” có 3 bài ca Tiếng sông Hồng, Tiếng sông Hương, Tiếng sông Cửu Long, và còn biết bao nhiêu thơ văn câu hát câu hò gắn bó với 2 dòng sông vốn hiền hòa thân thương như vòng tay Mẹ nầy. Chúng tôi không cường điệu khi ví von như vậy. Dòng chảy của 2 con sông huyết mạch nầy theo biết bao nhiêu là nhánh nhóc lớn nhỏ lan tỏa gần như bao trùm cả vùng đất miền Nam Việt Nam hình thành một nền văn minh lúa nước độc đáo hoàn toàn đặc trưng tính cách Nam Bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy vào những kỷ rất xa xưa, nó ảnh hưởng đến miền Đông Nam Bộ, hòa nguồn cùng mạch sông Đồng Nai ( Thiên nhiên Việt Nam-Lê bá Thảo Sđd trang 226 & 240), thiết nghĩ cũng không cần, không nên và không thể thay đổi, cải chính.
Gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” ngoài giá trị tiện dụng, còn có giá trị như một tên riêng, đặc thù, làm phong phú thêm cho địa danh đất nước. Nhưng từ nay xin đừng dịch nghĩa Cửu Long là 9 rồng nữa, kẻo lại gây rối rắm cho các thế hệ về sau như đã từng làm băn khoăn nhiều thế hệ đi trước dẫn dài cho đến ngày nay. Cũng rất cần có sự định hướng của nhà nước thông qua Cục Bản Đồ và Bộ GD ĐT khi phát hành bản đồ hành chánh và sách ATLAT hàng năm. Chúng tôi đề nghị từ nay nên thống nhất tên gọi và số lượng cửa biển thuộc dòng chảy trực tiếp của 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang theo thứ tự từ Bắc xuống Nam như sau :
A/- Cửa Tiểu, cửa Đại thuộc tỉnh Tiền Giang.
B/- Cửa Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre ( Riêng cửa Ba Lai tuy nay đã làm đập ngăn nước mặn nhưng vẫn còn sông Ba Lai, và vẫn còn cửa biển ).
C/- Cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu thuộc tỉnh Trà Vinh.
D/- Cửa Định An, cửa Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Còn tên Bãi Ngao,Băng Côn, Ngao Châu, Ba Thắc, (cả cửa Mỹ Thanh vẫn đang hiện dụng– từng được ghi nhận trong dư địa chí triều Nguyễn - ) thuộc về thủ cựu trong quá trình thủ cựu và cách tân như bao nhiêu địa danh khác theo dòng lịch sử.
Bằng các kỹ thuật lưu trữ ngày nay, tin chắc thế hệ mai sau sẽ không quá khó truy tìm những duyên cách đó .
Như Không Đặng công Tạo
- TÌM ĐÂU . Huy Le ( tiếp theo ) - 2013-02-28 12:26:42
- TÌM ĐÂU ? Huy Le - 2013-02-27 08:20:01
- Lời trăn trối của mẹ . HẢI VƯƠNG - 2013-02-21 03:44:22
- VƯỜN RAU SAU TẾT NƠI PHỐ CHỢ . Kim Hương - 2013-02-19 03:58:53
- DẠO CHỢ NGÀY CẬN TẾT NGUYÊN ĐÁN . Kim Hương - 2013-02-12 09:45:26
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-02-16 10:27:21
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-02-04 11:46:21
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-28 10:40:20
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-21 08:45:02
- HÀO KIỆT ĐẤT PHƯƠNG NAM( tiếp theo). -Người Long Hồ- - 2021-01-10 10:00:16
“ Con số 9 mang ý nghĩa tượng trưng về phong thủy, các cửa sông có thể đếm là 7 là 8. Bản đồ hàng hải quốc tế do người Tây phương rồi người Pháp điều chỉnh hồi cuối thế kỷ 19 lần hồi nhứt trí với nhau : Để đáp ứng yêu cầu”9 con rồng’’ đặt thêm 2 cửa Cung Hầu và Tranh Đề. Hai cửa nầy dân gian không buồn nhắc tới, chẳng hiểu bỏ dấu ra sao, chẳng qua là Cồn Ngao, Trấn Di đọc lơ lớ, tùy tiện theo người Pháp’’.
Bác Sơn Nam đã viết như vậy . Trực giác cho tôi biết Bác đã thoáng thấy có gì bất ổn trong thuyết 9 rồng, nhưng chưa thu thập đủ chứng lý và tôi tin bác đúng , nên đã bắt tay vào việc sưu tầm tư liệu để củng cố quan điểm của Bác Sơn Nam, viết trong hơn 3 tháng , từ khi 2 tờ báo Kiến Thức Ngày Nay và XƯA & NAY đăng đến nay chưa thấy có phản biện, có lẽ chứng lý đã đủ ? Nhất là sự kiện Đài truyền hình TP.HCM khi làm 36 tập Mékong ký sự đồ sộ có cả máy bay trực thăng trên trời nhìn xuống, cũng không xác định được đủ vết tích gì của “9 cửa sông rồng”.
Có anh họa sĩ dân Vĩnh long lập CLB lấy tên là Mekong Art. Các thành viên thắc mắc về ý nghĩa của chữ Mekong, họ hỏi Mekong là Cửu Long sao thấy khg đủ 9 con rồng? Hai tui trả lời Mekong là tên riêng như tên các bạn ng` thì Vĩ Thanh, ng` thì Hòai Thanh, ng` thì Tân Thanh. Tên ng` ta mà biểu dịch nghĩa ra chi cho rắc rối, chỉ biết như là danh từ riêng có đuợc không? ( Nói xong mà thấy giống như mình nói ngang như cua).
Nếu đuợc sớm đọc bài tham khảo trên đây chắc lời giải thích của tui có tính thuyết phục hơn. Dù sao cũng tặng CT "một bông hồng bỏ vô bình bát" ( Mà bình bát này fải của Tam Tạng dùng để đổi kinh bên Tây phuơng không vậy CT ???)
Nguyenthilieu
ĐcT : Kính chị . Những tư liệu mà em có được , giải thích Mê Kông là phiên âm từ Mè Khoỏng , tiếng Lào , nghĩa là Sông Mẹ .
Bài nầy em viết lúc gần nghỉ hưu. Lúc đó em viết rất nhiều vì công tác trong trạm điện cũng khá nhàn và yên tĩnh. Ngoài sự đam mê, còn mục đích thể nghiệm thử sống bằng ngòi bút sau khi nghỉ hưu được không ! ( Đáp án nhanh là không ! Có lẽ mình không có duyên , nợ với nghề nầy ) . Riêng về bài nầy, hình thành là vì khoái Bác Sơn Nam quá . Tâm đắc với câu Bác ấy viết ( em tô đỏ đó ) , em quyết tâm làm cho sáng tỏ nghi vấn nầy . Khi Hữu Đại thấy lên báo nó a lô báo tin ( nhà nó đặt báo tháng KTNN ) : Hết 1 chầu cà phê. Chừng lảnh nhuận bút ( 6-7 trăm gì đó năm 2011 ) cả lủ kéo vô bóp cổ ! Huốt tiền nhuận bút luôn ! Nói chuyệt phiếm với chị vậy thôi . Chớ chuyện " Bông hồng bình bát " em sẽ email cho chị , vì nó dài thòn , không tiện ở đây . Chúc chị vui và viết khỏe hơn .
- Đúng như lời anh Công Tạo nói: Mékong được dịch từ chữ Mè-khoỏng (có nghĩa là "sông mẹ" -tức sông cái-). - Chữ "Cửu Long" chỉ là tên riêng của sông Mékong đoạn chảy qua Việt Nam (bao gồm Tiền giang và Bassac -tức Hậu giang-), chứ không liên quan gì đến tên Mékong cả! - "Mekong Art" quy tụ một nhóm họa sĩ, người đứng đầu là họa sĩ Lê Triều Điển. Các thành viên gồm: Miên Đức Thắng, Nguyễn Thị Liễu, Kim Nguyễn... đơn thuần chỉ là một danh từ riêng mà thôi!
ĐcT : Và anh Tư Điển cũng là đàn anh xóm riềng của Đặng công Tạo .
Hà Nguyên lên tiếng làm Hai tui "rét" rồi nè. Ai mà dè cái ông tóc dài - bà tóc ngắn ấy cũng là hàng xóm của CT nữa sao? Chắc fải "bụm miệng" anh Điển & chị Hồng Lĩnh, không thôi họ "thật thà khai báo" thành tích "quậy " của Hai tui nơi Hội Mỹ thuật cho CT "quăng " lên mạng thì " chít".
Bởi vậy, Hai tui học đuợc một bài học: giấy không gói đuợc lửa, trừ phi mình đừng làm, còn như mình làm điều gì càn quấy lại càng dễ bị "lộ tẩy" phải không ông Như không?
Nguyenthilieu
Cám ơn anh Tạo đăng bài nầy lên cho mọi người cùng đọc ,và được biết chị hai Liễu của em một thời tài hoa và có gì đó .....phải không chị ?
Chào bác. Mình cũng vừa hoàn thành hành trình đi tìm các cửa sông của dòng Cửu Long: http://www.lexuancuong.com/2017/01/cung-phuot-chinh-phuc-cac-cua-song-cuu-long.html Đọc thêm bài viết của bác giúp phần nào hiểu thêm, hiểu đúng về lịch sử và địa lý của nước mình. Bài viết quá có tâm huyết. Cảm ơn bác thật nhiều :) Chúc bác nhiều sức khoẻ.
Cháu lexuancuong.com thân mến . Cảm ơn cháu đã xem bài sưu khảo và có thể phần nào đồng thuận . Tôi đã xem đường link đi phược của cháu . Và rất yêu cháu vì tôi cũng từng là 1 phược thủ không chuyên . Cháu có thể trao đổi thêm với tôi theo địa chỉ : nhukhongdangcongtao@gmail.com . Cám ơn bạn Vĩnh và nhờ bạn cho tôi được kết nối với cháu lexuancuong.com Tạo .